Ngành Hàn Quốc học và Ngôn ngữ Hàn giống và khác nhau những gì? Hiện nay, tiếng Hàn là một trong những ngôn ngữ được đông đảo các bạn trẻ, người đi làm chọn theo học. Để có nền tảng kiến thức vững chắc nhất về tiếng Hàn, về Hàn Quốc thì ngành Hàn Quốc học hay Ngôn ngữ Hàn là một lựa chọn tối ưu. Trong nhiều năm qua, hai ngành học này đã, đang đào tạo rất nhiều cử nhân chất lượng cao, với đa dạng ngành nghề cùng mức thu nhập tương đối.
I. Tổng quan về ngành Hàn Quốc học và Ngôn ngữ Hàn
1. Hàn quốc học
Hàn Quốc học (한국학 – Korean Studies) là ngành học tìm hiểu chuyên sâu về Hàn Quốc. Sinh viên ngành Hàn Quốc học được đào tạo để sử dụng thành thạo 4 kĩ năng nghe – nói – đọc – viết. Bên cạnh đó còn được trang bị những kiến thức về nhiều khía cạnh khác của Hàn Quốc như: văn hóa, lịch sử, kinh tế, chính trị, con người…
Quá trình hình thành và phát triển ngành Hàn Quốc học tại Việt Nam
- Ngày 22/12/1992, Việt Nam và Hàn Quốc chính thức đặt quan hệ ngoại giao.
- Trường Đại học đầu tiên ở Việt Nam giảng dạy tiếng Hàn là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội với chuyên ngành Văn học Hàn Quốc. Kể từ năm 1999, càng có nhiều trường Đại học mở chuyên ngành giáo dục tiếng Hàn trong chương trình đào tạo.
2. Ngôn ngữ hàn
- Ngành Ngôn ngữ Hàn là ngành học chuyên về ngôn ngữ Hàn Quốc. Nghiên cứu kỹ năng, phương pháp giao tiếp, làm việc bằng tiếng Hàn. Bao gồm: cấu tạo bộ chữ viết Hangeul, cách phát âm, vốn từ vựng, cấu trúc ngữ pháp,…
- Ngoài ra, sinh viên còn được đào tạo thêm về văn hóa, xã hội, du lịch… Hàn Quốc.
II. Chương trình đào tạo ngành Hàn Quốc học và Ngôn ngữ Hàn
1. Hàn Quốc học
- Kiến thức giáo dục đại cương của khối ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Kiến thức giáo dục chuyên ngành:
- Kiến thức cơ sở ngành
- Kiến thức ngành chính:
- Tiếng Hàn
- Các môn địa lý, lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, văn học và quan hệ quốc tế của Hàn Quốc
- Kiến thức nghiệp vụ: tự chọn môn nghiệp vụ trong số các môn như nghiệp vụ thư ký văn phòng, ngoại giao, du lịch, ngoại thương, biên phiên dịch, dạy tiếng…
- Sinh viên năm 1, 2 được đào tạo sử dụng thành thạo 4 kỹ năng để giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày.
- Sinh viên năm 3, 4 được học chương trình cao cấp hơn với những môn như Nghe – Hiểu văn hóa xã hội Hàn Quốc, Nghe tin thời sự Hàn Quốc, Đàm thoại các vấn đề văn hóa, xã hội Hàn Quốc, Đọc các vấn đề văn hóa xã hội Hàn Quốc, Ngữ pháp tiếng Hàn nâng cao…
- Bên cạnh ngôn ngữ, sinh viên còn được hiểu thêm nhiều kiến thức về văn hóa, lịch sử, kinh tế, chính trị, con người… Hàn Quốc.
2. Ngôn ngữ Hàn
- Kiến thức giáo dục đại cương
- Kiến thức giáo dục chuyên ngành:
- Kiến thức Ngôn ngữ – Văn hóa
- Kiến thức tiếng Hàn
- Định hướng chuyên ngành Tiếng Hàn phiên dịch
- Định hướng chuyên ngành Hàn Quốc học
- Định hướng chuyên ngành Tiếng Hàn – Du lịch
III. Chương trình đào tạo ngành Hàn Quốc học và Ngôn ngữ Hàn
1. Hàn Quốc học
- Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn (ĐHQG TPHCM): 25.2 điểm
- Đại học Ngoại ngữ – Tin học TPHCM (HUFLIT): 23.0 điểm
- Đại học Văn Hiến: 16.0 điểm
- Đại học Văn Lang: 18.0 điểm
- Đại học Hồng Bàng: 15.0 điểm
- Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH): 17.0 điểm
- Đại học Đà Lạt: 16.0 điểm
- Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn (ĐHQG Hà Nội):
- 24.5 điểm (A01)
- 30.0 điểm (C00)
- 26.25 điểm (D01)
- 21.25 điểm (D04)
- 26.0 điểm (D78)
- 21.75 điểm (D83)
- Đại học Nguyễn Tất Thành: 15.0 điểm
2. Ngôn Ngữ Hàn
- Đại học Nguyễn Tất Thành: 15.0 điểm
- Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM: 18.0 điểm
- Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM: 19.0 điểm
- Trường ĐH Hà Nội: 35.38 điểm (môn ngoại ngữ nhân hệ số 2)
- Trường ĐH Sư phạm TP.HCM: 24.75 điểm
- Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐH Đà Nẵng: 25.41 điểm
- Trường ĐH Ngoại ngữ – Đại học Huế: 24.0 điểm
- Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội: 23.44 điểm
- Trường ĐH FPT Hà Nội: 21.0 điểm
- Trường ĐH Thăng Long: 23.0 điểm
- Trường ĐH Hạ Long: 15.0 điểm
- Trường ĐH Việt Bắc: 15.0 điểm
IV. Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ngành Hàn Quốc học và Ngôn ngữ Hàn
Hàn Quốc ngày càng phát triển không chỉ ở lĩnh vực kinh tế mà còn về văn hóa nghệ thuật. Sự bùng nổ của âm nhạc và điện ảnh Hàn Quốc đã lan tỏa ra toàn cầu, trong đó có cả Việt Nam. Từ ẩm thực, phong cách, làm đẹp, văn hóa Hàn Quốc đang du nhập vào nước ta một cách mạnh mẽ. Vì thế, ngày càng có nhiều bạn trẻ quan tâm và tìm hiểu về ngành hai ngành học này.
Bên cạnh đó, sự hợp tác và phát triển bền vững giữa Việt Nam và Hàn Quốc cũng khiến nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng thị trường tại Việt Nam. Từ đó nhu cầu đòi hỏi nguồn nhân lực thành thạo về ngôn ngữ, hiểu biết chuyên sâu về Hàn Quốc cũng ngày càng gia tăng.
1. Hàn Quốc học
- Giảng dạy tiếng Hàn tại các trung tâm ngôn ngữ, trường THPT, trường Đại học, trung tâm du học hoặc ở các công ty có nhu cầu đào tạo tiếng Hàn cho nhân viên.
- Biên phiên dịch cho công ty Hàn Quốc hoặc công ty Việt Nam có đối tác Hàn Quốc.
- Hướng dẫn viên du lịch, nhân viên tại các công ty du lịch, cơ sở dịch vụ, nhà hàng, khách sạn có đối tượng khách hàng là người Hàn Quốc.
- Nhân viên tổ chức sự kiện, quảng bá, marketing cho các công ty, doanh nghiệp Hàn Quốc.
- Nhân viên tại các cơ quan, tổ chức chính phủ và phi chính phủ của Hàn Quốc.
2. Ngôn ngữ Hàn
- Trợ lý giám đốc, thư ký tại các công ty hay doanh nghiệp, tập đoàn Hàn Quốc trong và ngoài nước.
- Nhân viên giao dịch và chăm sóc khách hàng, giới thiệu sản phẩm, tiếp thị tại các công ty kinh doanh.
- Nhân viên phòng quan hệ quốc tế của các trường học, công ty.
- Phiên dịch viên, chuyên viên văn phòng và quan hệ công chúng trong các tổ chức có sử dụng tiếng Hàn, các cơ quan truyền thông, tổ chức kinh tế xã hội có nhu cầu tiếng Hàn.
- Biên dịch viên trong các công ty dịch thuật, xuất bản, các hãng thông tấn báo chí, cơ quan ngoại giao.
- Nhân viên khai thác sản phẩm du lịch, hướng dẫn viên du lịch.
- Nhân viên lễ tân trong khách sạn, hay nhà hàng quốc tế.
- Nhân viên xuất nhập khẩu tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Trợ giảng, quản lý trung tâm tiếng Hàn, du học.